Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Đam mê mua hàng giảm giá, Trung Quốc thành công trong bài toán giải quyết lãng phí lương thực
Rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ thích mua những mặt hàng sắp hết hạn với chương trình chiết khấu cao tại Trung Quốc.

Trung Quốc xuất hiện nhiều cửa hàng bán đồ sắp hết hạn

Nhiều cửa hàng bán sản phẩm sắp hết hạn sử dụng đang xuất hiện nhiều hơn ở Bắc Kinh và các thành phố lớn khác. Các cửa hàng này bán nhiều loại sản phẩm với giá cả rẻ hơn nhiều so với các siêu thị thông thường và nhanh chóng trở nên phổ biến với người dân địa phương.

Theo trang SCMP, Trung Quốc tăng cường chiến dịch đối phó với vấn đề lãng phí thực phẩm trong những năm gần đây. Chiến dịch thu hút sự quan tâm lớn của người dân, đặc biệt là giới trẻ khi họ ngày càng thích mua thực phẩm sắp hết hạn bởi phù hợp với túi tiền và tránh lãng phí.

Theo một báo cáo của IiMedia Research Consulting tuần trước, ngành công nghiệp thực phẩm sắp hết hạn của Trung Quốc dự kiến tăng quy mô thị trường từ 31,8 tỷ nhân dân tệ (5 tỷ USD) trong năm 2021 lên 40,1 tỷ nhân dân tệ (hơn 6,3 tỷ USD) đến năm 2025.

Những thực phẩm sắp hết hạn có thể mua và sử dụng bình thường nhưng được bán với giá chiết khấu cao và thông thường đặc biệt hấp dẫn khách hàng trẻ tuổi. Ngành công nghiệp này đang hy vọng có thể duy trì tỷ lệ tăng trưởng khoảng 6% mỗi năm cho tới năm 2025.

Chiến dịch tránh lãng phí lương thực có thể giúp mở rộng thị trường kinh doanh từ hệ thống siêu thị hoặc các cửa hàng tiện lợi đến các nền tảng mua bán trực tuyến đồng thời nhanh chóng ra đời các doanh nghiệp độc quyền bán các mặt hàng sắp hết hạn.

Một người dùng mạng xã hội Weibo nói rằng, bởi vì đồ ăn nhanh nhập khẩu quá đắt nên mua các mặt hàng sắp hết hạn sẽ rẻ hơn rất nhiều. Năm ngoái, Trung Quốc đã chứng kiến nhiều công ty tham gia vào thị trường thực phẩm sắp hết hạn và tham gia đăng ký kinh doanh mới.

Các cửa hàng như HotMaxx, HitGooo và Hema Fresh độc quyền bán các loại thực phẩm sắp hết hạn sử dụng với mức giá thấp hơn đáng kể so với mức giá trung bình trên thị trường.

Ông Liu Jiayong, một bác sĩ từ Bắc Kinh với hơn 500.000 người theo dõi trên mạng xã hội Weibo đã chia sẻ một video về thực phẩm sắp hết hạn sử dụng, nói rằng những mặt hàng này chưa hết hạn, vẫn tốt cho sức khỏe, giá thành lại rẻ hơn và giúp bảo vệ môi trường.

Trong suốt đại dịch Covid-19, nhiều khách hàng lựa chọn mua thực phẩm trên nền tảng trực tuyến, trong đó các mặt hàng sắp hết hạn chiếm khoảng 30% sức mua, tạo cơ hội cho loại thực phẩm này đi vào thị trường. Taobao, trang thương mại điện tử lớn nhất của Trung Quốc cũng cho biết, hầu hết các mặt hàng ưa chuộng là khoai tây chiên giòn, mì gói, bánh kẹo và socola gần hết hạn sử dụng và mức giá chưa bằng ½ chi phi bán lẻ tiêu chuẩn.

Hướng đi đúng trong nỗ lực chống lãng phí lương thực

Theo một báo cáo năm 2015 của Viện Khoa học Trung Quốc, hơn 35 triệu tấn thực phẩm (chiếm khoảng 6% tổng sản lượng lương thực của Trung Quốc) bị thất thoát và lãng phí hàng năm. Nỗ lực giải quyết những lo ngại về lãng phí lương thực và thực phẩm thông qua chiến dịch Clean Plate, Trung Quốc muốn phát động chương trình chống lãng phí lương thực và đảm bảo thực phẩm bền vững. Vào tháng 8/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc nhở người dân "chúng ta vẫn nên lưu ý trước nguy cơ khủng hoảng an ninh lương thực".

Các nhà hàng Trung Quốc được yêu cầu bắt buộc phải có hộp đồ ăn để khách hàng mang thực phẩm thừa khi ra về nếu ăn không hết tại nhà hàng, đồng thời cũng khuyến khích các suất ăn chia nhỏ hơn để thúc đẩy tiêu thụ bền vững.

Vào tháng Tư năm ngoái, Trung Quốc ban hành luật cấm đăng các chương trình ăn uống trên nền tảng truyền thông xã hội. Trong trường hợp các nhà sản xuất video và nền tảng vẫn cố tình sản xuất, xuất bản hay phát sóng những video kiểu này có thể phải chịu khoản tiền phạt rất nặng. Và khi luật ban hành, người dân Trung Quốc đã có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường và xã hội. Những chương trình trên mạng xã hội cũng theo xu hướng chia sẻ tình yêu với thực phẩm sắp hết hạn.

Một số người sử dụng video trên nền tảng chia sẻ video Bilibili đã kể về hành trình mua sắm ở siêu thị và trở về với một xe đầy đồ ăn vặt mà chỉ mất 100 nhân dân tệ (15,7 USD).

Hay Lily, một blogger trên nền mạng xã hội Douban cho rằng kênh của cô thu hút sự chú ý nhanh chóng sau khi luật cấm thực hiện các chương trình ăn uống trên nền tảng truyền thông xã hội áp dụng.

Nhóm "Tôi yêu thực phẩm sắp hết hạn" thu hút khoảng 20.000 người tham gia trong hai tháng đầu tiên vào tháng 9/2020 và đã tăng lên hơn 60.000 sau một năm. Hiện tại nhóm này đã có hơn 90.000 lượt theo dõi và chia sẻ kinh nghiệm mua thực phẩm sắp hết hạn sử dụng. Giống với Lily, giới trẻ muốn mua các mặt hàng sắp hết hạn vì giá rẻ.

"Những người có mức thu nhập trung bình thường muốn mua các mặt hàng sắp hết hạn", iiMedia cho biết. "Những mặt hàng ưa thích của họ là đồ ăn nhẹ, bánh mì, bánh ngọt và các sản phẩm từ sữa."

Hơn 50% người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm sắp hết hạn ở Trung Quốc vẫn sẽ mua lại những sản phẩm này mỗi tháng trong khi khoảng 80% người sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người khác, khảo sát của iiMedia cho biết thêm.

Tuy nhiên, theo iiMedia, khoảng 67,8% người tiêu dùng Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại về an toàn thực phẩm trong khi 50% lo lắng liệu thông tin nhãn mác có chính xác hay không.
DanQuyen.com (Theo toquoc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)
    Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý được khối lượng vàng giao dịch (25-04-2024)
    Phiên đấu thầu vàng lần 2 bị hủy do chỉ có một đơn vị tham gia (25-04-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Nghi ngờ năng lực của VinFast là không có cơ sở (25-04-2024)
    Giá vàng chiều nay (25-4): Quay đầu giảm mạnh (25-04-2024)
    Shark Hưng: Chung cư Hà Nội đang tăng giá đột biến, sẽ khó giảm (25-04-2024)
    'Công thần' của Ngân hàng OCB bất ngờ xin rời ghế tổng giám đốc (24-04-2024)
    Đấu thầu vàng miếng: Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng (23-04-2024)
    Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn (23-04-2024)
    Việt Nam có 35 đối tác với Apple (23-04-2024)
    Vàng thế giới lao dốc sau tin tốt về Trung Đông, trong nước 'bốc hơi' cả triệu đồng mỗi lượng (23-04-2024)
    MIK Group khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (22-04-2024)
    Vàng chờ 'luồng gió mới' (22-04-2024)
    Đình chỉ giấy phép G1 lần 2 đối với 49 doanh nghiệp cung cấp game online (22-04-2024)
    Giá vàng trong nước giảm chênh lệch với thế giới trước giờ đấu thầu (21-04-2024)
    Ba nhà đầu tư góp 1.300 tỉ đồng vào công ty bầu Đức là ai? (20-04-2024)
    Sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu là 81,80 triệu đồng (19-04-2024)

Các bài viết cũ:
    VN-Index tăng vọt gần 26 điểm, cổ phiếu bất động sản và bảo hiểm 'dậy sóng' (21-03-2022)
    Nga thay đổi thị trường năng lượng toàn cầu ra sao chỉ trong 12 giờ ngắn ngủi? (21-03-2022)
    Giá xăng giảm hơn 600 đồng, dầu giảm gần 2.000 đồng từ chiều nay 21/3 (21-03-2022)
    Ấn Độ mở rộng hạn mức tín dụng trị giá 1 tỷ USD cho Sri Lanka (18-03-2022)
    Malaysia kỳ vọng phục hồi kinh tế thông qua hiệp định RCEP (18-03-2022)
    Ký hợp đồng tỷ USD, Angimex sẽ xuất khẩu 3 triệu tấn gạo sang Cộng hòa Sierra Leone (18-03-2022)
    Toyota ngừng 50% dây chuyền sản xuất tại Nhật Bản sau trận động đất lớn (18-03-2022)
    Các quỹ đầu tư đang đổ tiền vào Bitcoin (17-03-2022)
    ASEAN đàm phán nâng cấp hiệp định thương mại hàng hóa ATIGA (17-03-2022)
    Kinh tế Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ xung đột Nga-Ukraine (16-03-2022)
    Vì sao giá dầu giảm mạnh? (16-03-2022)
    Nga hạn chế xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên minh kinh tế Á - Âu (15-03-2022)
    'Đứt' nguồn cung xăng dầu Nghi Sơn, xử lý thế nào? (15-03-2022)
    Bitcoin, Ethereum vừa thoát hiểm (15-03-2022)
    Long Châu muốn có thêm 300-400 nhà thuốc (15-03-2022)
    'Chuyển giao tài sản nghiên cứu khoa học đứng hình (15-03-2022)
    Người đàn ông giàu nhất của Nga vội vã tìm cách tránh trừng phạt (14-03-2022)
    Du lịch Thái Lan hồi phục với các định hướng mới hậu Covid-19 (14-03-2022)
    Vụ rủi ro xuất khẩu hạt điều: Vì sao không dùng phương thức thanh toán ít rủi ro? (14-03-2022)
    Bài toán năng lượng ở châu Âu (13-03-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152759164.